Tinh Hoa Bát Kiết Tường Phật Giáo

Mục Lục Bài Viết

Trong Phật giáo Mật Tông, Bát Kiết Tường Phật giáo có nghĩa là tám pháp khí may mắn mang điềm cát tường và gia trì hoàn hảo. Bát cát tường khi kết hợp với nhau thành một tổng thể gọi là trí tuệ Bản Lai và cũng chính là hóa thân của đức Phật. Tương truyền, bát cát tường là vật phẩm chư Thiên cúng dường Đức Phật Thích Ca khi Ngài giáng thế và sau đó được dùng để chạm khắc lên các vật thờ, cúng, tượng, tranh vẽ để cúng Phật.

Bát Kiết Tường Phật giáo
Bát Kiết Tường Phật giáo

Vậy bát cát tường gồm những gì ?

  1.  Lọng Bảo Cái
  2. Song Ngư
  3. Bình Báu
  4. Hoa Sen
  5. Tù Và
  6. Kết Thắt Vô Tận
  7. Tràng Phan Chiến Thắng
  8. Bánh Xe Pháp Luân.

Sau Đây chúng ta cùng tìm hiểu những vật dụng của bát cát tường nhé!

1. Lọng Bảo Cái:

Lọng là một thành phần trong Bát Kiết Tường Phật giáo, được xem là vật che đầu bình thường có từ thời cổ đại thường được những người thuộc hoàng gia hoặc tầng lớp quý tộc che đầu mỗi khi đi ra ngoài. Về sau, khi đức Phạm Thiên thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi thuyết pháp cho đệ tử dưới nắng nóng đã cầm một chiếc lọng với hai dải tua rua hai bên dâng cho Đức Phật dùng. Lọng Bảo Cái được xem là tượng trưng cho đầu của Đức Phật, mang ý nghĩa che lấp ma chướng, tiêu trừ ngũ độc, được bảo hộ và che chở của Tam Bảo.

Bát Kiết Tường Phật giáo - Lọng Bảo Cái
Lọng Bảo Cái

2. Song Ngư:

Song ngư là một thành phần trong Bát Kiết Tường Phật giáo, ở đây là đôi cá vàng có vây ngọc dài, đôi mắt tròn sáng soi rõ vô minh và là tượng trưng cho mắt của Phật. Theo người Tạng, cá là loài vật khởi nguồn của trái đất còn màu vàng của cá là màu của sự hưng vượng và phát triển. Nước là môi trường sống của cá, nơi cá có thể vẫy vùng bốn phương không vướng chướng ngại, suông sẽ trong mọi việc và vạn sự an yên. Cặp cá vàng còn tượng trưng cho lòng từ bi và trí tuệ, tự do tự tai trong mọi nơi, mọi lúc.

Bát Kiết Tường Phật giáo - Song Ngư
Song Ngư

3. Bảo Bình:

Bảo Bình là một thành phần trong Bát Kiết Tường Phật giáo, dùng để đựng châu báu mà châu báu không chỉ là vàng bạc mà còn là thuốc, hương, dược liệu, ngũ cốc, … và được tin rằng cho dù lấy ra bao nhiêu thì bình vẫn không bị vơi đi. Điều này được ví như hành động bố thí và cúng dường: vật phẩm không bị mất đi mà sẽ chuyển thành phúc, tiêu trừ ác nghiệp, thoát khỏi ma chướng và khai sáng trí huệ.

Bát Kiết Tường Phật giáo - Bảo Bình
Bảo Bình

 

4. Bạch Liên Hoa (Hoa Sen Trắng):

“Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” – hoa sen sống và sinh trưởng ở nơi bùn nhơ nhưng vẫn không ngừng tỏa ngát hương thơm tượng trưng cho sự vô nhiễm, thanh tịnh, thoát khỏi mọi phiền não, trừ bỏ những vọng tưởng để chuyên tâm tu tập. Sen còn được các chư Phật và Bồ Tát dùng để tọa thiền hoặc đứng thuyết giảng để giác ngộ viên mãn và tu thành chính quả.

Bát Kiết Tường Phật giáo - Bạch Liên Hoa (Hoa Sen Trắng)
Bạch Liên Hoa (Hoa Sen Trắng)

5. Pháp Loa (Tù Và):

Tù Và (ốc biển trắng) là pháp khí biểu trưng cho Pháp âm của đức Phật vang rộng, lan tỏa khắp mọi nơi, giúp chúng sinh thức tỉnh khỏi cõi vô minh khổ đau. Âm thanh của Tù Và có thể xua đuổi tà ma, ngăn chặn thiên tai và khiến cho các loài độc hại phải kinh sợ.

Tù Và khi dùng làm nhạc khí có tên gọi khác là pháp loa và được chia thành hai loại: có trang sức hoặc không có trang sức. Pháp loa không có trang sức dùng để cúng dường trên chính điện còn pháp loa có trang sức dùng trong các pháp sự.

Bát Kiết Tường Phật giáo - Pháp Loa (Tù Và)
Pháp Loa (Tù Và)

6. Cát Tường:

Cát Tường Kết thường dùng những sợi chỉ bện chặt thành hình ảnh. Gần như là chữ “Vạn” chỉ sự kết nối chặt chẽ , đoàn kết, hữu hảo, may mắn và cát tường. Cát Tường Kết còn tượng trưng cho Ý của Phật.

Đại diện cho năm trí tuệ của Phật

  • Pháp giới thể tính trí
  • Diệu quan sát trí
  • Đại viên kính trí
  • Bình đẳng tính trí
  • Thành sở tác trí
Bát Kiết Tường Phật giáo - Cát Tường
Cát Tường

7. Tràng Phan Chiến:

Tràng tượng trưng cho thân của đức Phật: giải thoát phiền não và đạt được thắng lợi. Tràng Phan Chiến thắng bắt nguồn từ chiến thắng của Phật trước Ma Vương biểu thị cho Phật pháp vững chắc, tiêu diệt tà môn và những tham ái, sân giận.

Bát Kiết Tường Phật giáo - Tràng Phan Chiến
Tràng Phan Chiến

8. Bánh Xe Pháp Luân:

Bánh Xe Pháp Luân là một thành phần trong Bát Kiết Tường Phật giáo. Tượng trưng cho bàn tay, bàn chân của Phật. Với hình dạng tựa như mặt trời. Bánh Xe mang năng lượng bảo hộ và thống trị to lớn; có thể sáng tạo ra vạn trượng và che chở cho chúng sinh.

Bánh xe có tám nan tượng trưng cho Bát chính đạo và trí tuệ. Giúp chấm dứt vô minh và đau khổ. Trục bánh xe nêu biểu cho sự rèn luyện trong khuôn khổ giới luật; vành bánh xe biểu thị cho sự kiểm soát và nhất tâm trong khi hành thiền. Giống như vòng bánh xe và nan bánh xe được giữ bởi trục của nó.

Bát Kiết Tường Phật giáo - Bánh Xe Pháp Luân
Bánh Xe Pháp Luân
  • Hệ thống cửa hàng Tuệ Tự Tâm:
  • Địa chỉ: 678 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 0975 431 148 (Showroom)
  • Bản đồ chỉ đường: https://bitly.com.vn/fl2qmv
  • Hoan hỷ đón tiếp Quý Khách hàng đến thưởng lãm “Không Gian-Nghệ Thuật-Phật Giáo”
    • Thời gian làm việc: 09:00am- 21:00pm
    • Chủ nhật: 09:00am- 19:00pm
 Địa chỉ: 988 Lạc Long Quân, phường 8, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
 Email: tuetutam678@gmail.com
 Thời gian làm việc: 08:00am- 21:00pm
 Chủ nhật: 08:00am- 19:00pm
 Hotline: 0931.41.60.69
 CSKH: 0938.28.6644
 Phản hồi: 0975.43.11.48 (anh Tâm)
 Bản đồ chỉ đường: https://bitly.com.vn/fl2qmv

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *